watch sexy videos at nza-vids!

AloTruyen - đọc và chia sẻ truyện

Tự Do Khám Phá Tự Do Chia Sẻ
Chào Khách! | Đăng kí | Đăng Nhập
Bạn đang truy cập vào 0nline24h.Sextgem.Com
Wap đọc truyện teen cực hay cho bạn !!!
Bây giờ là : 04:51 ngày 28/11 Chúc Mozilla/5.0 online vui vẻ !
☺Hôm Nay Chơi Game Gì
Game Khu Vườn Địa Đàng - Chơi Sky Audition Ring Dina Free
Khu vườn địa đàng Trồng cây, Nuôi Thú, chơi 8 Game Bài, Kết bạn chăn Gấu cực đã.
Game Mobi Army HD 239 - Anh Tài Tựa Gunbound
Mobi Army bắn súng, căn tọa độ tựa Gunbound -Gunny, đồ họa khủng, skill tuyệt đẹp.
Game Avatar 250 - MXH Teen Đặc Biệt Ấn Tượng
Avatar cộng đồng lớn, thỏa sức chăn nuôi, mua sắm, kết bạn, giải trí với nhiều trò chơi hấp dẫn.
Game Khu vườn vui vẻ - Thế giới giải trí Online
Thỏa sức sáng tạo của bạn để có một khu vườn thật đẹp, cùng nhau kết hôn tron khug vườn tình yêu
Game Khí Phách Anh Hùng - Phiên bản mới đầy hấp đẫn
Khí Phách Anh Hùng gMO nhập vai Thuần Việt PK nảy lửa, skill chưởng rồng, sét giật... rung chuyển màn hình.
Game Trư Bát Giới – Chinh phục Hằng Nga
Trư Bát Giới một siêu phẩm game mobile hành động hài hước cùng Trư Bát Giới chinh phục Hằng Nga và các nữ Yêu xinh đẹp.
Game iWin Online – Đánh Bài Miễn Phí,Đấu Trí cùng Người Đẹp
iWin Online chơi 16 game bài miễn phí,tặng triệu Win hằng ngày,hơn 10 triệu người chơi, nhiều nữ game thủ nhất Việt Nam.
Game Cá Bé Cá Lớn – Bá chủ Đại Dương Xanh
Cá Bé Cá Lớn ăn những chú cá nhỏ hơn để lớn nhanh và trở thành bá chủ đại dương xanh.
Game Combat tank - Chiến trường khốc liệt
"Combat tank" phiên bản game hành động hay nhất hiện nay trên điện thoại di động,cú sốc lớn cho làng game mobile.
Game iWin Online 441 - Đệ nhất game bài
Game bài đầu tiên tại Việt Nam với hệ thống game mini siêu khủng
☺Game Offline Đáng Chơi
Game Ma Đao – Cuộc chiến của các vị thần
Ma Đao là tựa game nhập vai các vị thần chiến đấu với đồ họa tuyệt đẹp,chiêu thức và skill bá đạo nhất.
Game Contra Mobile - Game Bắn Súng Kinh Điển
ConTra là tựa game bắn súng kinh điển trên điện tử bốn nút của thập niên 90 nay đã có trên mobile tương thích Java và Android.
Game Bắn Cà Chua - GMO Casual Mobile
Game bắn cà chua với đồ họa ngộ nghĩnh đáng yêu, lối chơi quen thuộc và đầy trí tuệ là sự lựa chọn giải trí số 1 cho bạn trong mùa hè này.
Game Đào Vàng - Phiên bản HD cho mobile
Đào vàng siêu kinh điển 1 thời trên PC nay đã có phiên bản HD cho Android và IOS.
Game Đuổi hình bắt chữ - Phiên bản SmartPhone
Phong cách mới, nội dung mới phong phú và đặc sắc chỉ có ở Đuổi Hình Bắt Chữ trên SmartPhone 2014
Game Vua hải tặc - Ông vua của biển cả
Đi tìm kho báu One Piece trên những hòn đảo huyền thoại cùng cậu bé mũ rơm Luffy
Game Zuma Ball - Bắn Bóng cực hot
Điều khiển chú ếch trong game Zuma Ball khám phá đến màn chơi cuối cùng!
Game Bắn cá ăn xu - Chinh phục đại dương xanh
Săn cá trong lòng đại dương trên điện thoại di động với game bắn cá cực hot!
Game Ninja Loạn Thị - Thử thách nguy hiểm
Vượt ải qua từng nhiệm vụ với muôn vàn sóng gió và nguy hiểm rình rập
Game Ninja siêu tốc - Chạy đua kỳ thú
Tăng tốc cùng Ninja và những người bạn để tận hưởng niềm vui chiến thắng

CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA

Xuống Cuối Trang
- Truyện: Cô Gái Đến Từ Hôm Qua.
- Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh.
- Post by:

Phần 1

Hồi nhỏ tôi khác xa bây giờ.
Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều.
Hồi đó, muốn chơi với đứa con gái nào, tôi làm quen một cái "rụp", gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tôi mới mắc cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ.
Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi thường ngồi mơ màng hồi tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ganh tị không giấu giếm.
Bây giờ tôi còn nhớ rõ mồn một cái, cái ngày tôi cùng gia đình dọn đến chỗ ở mới. Lúc đó tôi còn bé tẹo, khoảng bảy, tám tuổi gì đó. Căn nhà mới nhiều phòng và xinh xắn hơn căn nhà cũ nhiều. Ngày mới dọn đến, tôi khoái chí chạy nhong nhong khắp chỗ. Lúc này mẹ tôi chưa sinh nhỏ Phương, em kế tôi, nên căn nhà trông thật rộng rãi và vắng vẻ.
Chơi một mình cũng chán, lát sau tôi chạy ra trước hiên đứng ngắm xe cộ qua lại.
Chợt tôi nhìn thấy trên đống cát trước sân nhà bên cạnh có một con nhỏ đang chơi trò xây nhà. Con nhỏ trạc tuổi tôi, tóc thắt hai cái bím lúc la lúc lắc.
Khi tôi lò dò lại gần đứng coi, nó vẫn không hay biết, cứ lui cui đào đào đắp đắp.
Đứng một hồi, tôi hắng giọng:
- Ê!
Con nhỏ giật mình quay lại. Nó nhìn tôi bằng cặp mắt thao láo.
- Nhà mày ở đây hả? - Tôi chỉ tay vào căn nhà có đống cát.
Nó gật đầu, mắt vẫn nhìn tôi dò xét.
Mới gặp nó lần đầu tiên, không có chuyện gì để nói, tôi ậm à ậm ừ một hồi rồi hỏi:
- Mày tên gì vậy?
Nó đáp lí nhí:
- Tiểu Li.
Tôi cười hì hì:
- Tiểu Li là đi tiểu vô trong ly hả?
Tiểu Li nhăn mặt:
- Anh nói bậy!
Nói xong, nó giận dỗi quay lại chơi tiếp trò xây nhà.
Tiểu Li làm tôi hơi quê quê.
Tôi đi vòng tới trước mặt nó và ngồi thụp xuống đống cát, nói:
- Mày cho tao chơi chung với nghen?
Tiểu Li không thèm trả lời. Nó cứ cắm cúi bươi cát.
Thấy vậy, tôi tức mình nhào vô chơi đại, không thèm năn nỉ. Tôi hì hà hì hục đào một đường hầm dài thật dài, xuyên qua đống cát. Đào một lát, bàn tay tôi chạm phải tay Tiểu Li. Tôi liền mắm lấy mấy ngón tay nó.
Tiểu Li cười khúc khích:
- Anh làm em sợ hết hồn! Thả tay em ra đi!
Tôi vẫn nắm chặt tay nó:
- Mày nói mày hết giận tao, tao mới thả!
- Em hết giận rồi!
Tôi cười hì hì và buông tay nó ra.
Thế là tôi đã làm quen với Tiểu Li. Dễ ợt, các bạn thấy chưa!
Tới phiên Tiểu Li lân la hỏi chuyện tôi:
- Anh tên gì vậy?
- Tao tên Thư.
- Anh mới dọn đến hả?
- Ừ. Tao mới đến đây ngày hôm nay.
Tiểu Li cười:
- Em hỏi chơi vậy thôi chứ hồi sáng gia đình anh dọn đến em có nhìn thấy.
Tôi trố mắt:
- Mày thấy tao sao tao không thấy mày?
- Em đứng ở trong nhà làm sao anh nhìn thấy!
Tôi lên giọng người lớn:
- Như vậy là mày nhìn lén tao. Nhìn lén là không tốt!
Tiểu Li dẩu môi:
- Em đâu có nhìn lén! Em nhìn qua cửa sổ kia mà!
Tôi khịt mũi:
- Nhìn qua cửa sổ thì cũng như nhìn lén. Lần sau mày phải nhìn qua... cửa lớn!
Thấy tôi ra oai ghê quá, Tiểu Li không dám cãi lại nữa câu.
Nó ngồi nghịch cát một hồi rồi xuýt xoa:
- Nhà bà Tư Mập đẹp ghê, anh hén?
Tôi ngạc nhiên:
- Nhà bà Tư Mập nào?
- Nhà bà Tư Mập là nhà anh bây giờ đó. Hồi trước là nhà bà Tư Mập.
Tôi nhăn mặt:
- Chuyện hồi trước nói làm chi! Bây giờ là nhà tao thì mày cứ kêu là nhà tao!
- Tại em quen miệng.
Tiểu Li nói với vẻ biết lỗi.
Thấy nó có vẻ hiền lành, ngoan ngoãn, tôi nói:
- Tao mới dọn đến đây chưa quen ai, chỉ quen một mình mày. Khi nào mày có trò gì hay hay, nhớ rủ tao chơi với nghen!
- Ừ.
Tiểu Li gật đầu, miệng nở một nụ cười thân thiện.
Nhìn nó cười, tôi bỗng reo lên:
- Mày sún răng!
Tiểu Li hoảng hốt ngậm miệng lại và quay đầu đi chỗ khác.
Tôi gật gù ra vẻ hiểu biết:
- Chắc là tại mày ăn kẹo nhiều quá!
Thấy nó không phản đối gì, tôi nói tiếp:
- Lần sau có kẹo mày nhớ chia bớt cho tao, tao ăn giùm cho!
Tiểu Li lại gật đầu, nhưng lần này nó không dám nhe răng ra cười nữa. Nó cười với tôi bằng mắt.
Bữa đó, tôi về nhà với một tâm trạng đầy phấn khởi. Suốt buổi tối, tôi nằm loay hoay nghĩ ngợi, xem thử ngoài chuyện "dụ ăn" tôi còn có thể bắt nạt Tiểu Li chuyện gì nữa. Tôi nghĩ miên man đủ thứ, thứ nào cũng hấp dẫn, và sung sướng kết luận: con gái ngu thấy mồ!

- o O o -

Nhưng đó là kết luận hồi nhỏ. Bây giờ tôi rút ra một kết luận khác, kém phấn khởi hơn: con gái càng lớn càng khôn, con trai càng lớn càng ngu!
Chính vì vậy mà bây giờ làm quen với một đứa con gái, đối với tôi là chuyện khó tày trời. Với Việt An, chẳng hạn.
Lớp tôi có tất cả bốn mươi mống, trong đó hết ba phần tư là con trai. Con gái chỉ có một nhóm lèo tèo, ngồi túm tụm ở hai bàn trên.
ý mình là "của hiếm", tụi con gái kiêu căng, hợm hĩnh tợn! Suốt ngày, tụi nó chỉ chụm đầu vào với nhau trò chuyện thì thầm rồi cười rúc ra rúc rích, chả thèm để ý đến bọn con trai chúng tôi lấy một chút. Trong số tụi nó, con nhỏ Việt An là "làm cao" nhất.
Việt An đẹp nhất lớp tôi. Điều đó ai cũng thừa nhận. Chính Việt An... cũng thừa nhận điều đó cho nên nó càng tỏ ra "lạnh lùng, băng giá" trước những cặp mắt ngưỡng mộ của tụi tôi.
Mỗi lần tụi con trai tìm cách bắt chuyện với nó, nó đều trả lời đàng hoàng. Nhưng ngôn ngữ của nó là một thứ ngôn ngữ khách sáo, lịch sự, đúng mực, không bộc lộ một tí tình cảm nào. Vì vậy, không đứa nào trong bọn tôi dám "giỡn mặt" với nó.
Khách quan mà nói, thái độ kiêu kỳ của Việt An trông thật dễ ghét! Còn "chủ quan mà nói", con gái trông càng dễ ghét bao nhiêu lại càng có vẻ... dễ thương bấy nhiêu! Thế mới khổ cho tôi! Khổ nhất là ngay từ lần đầu tiên trông thấy Việt An, tôi bỗng hiểu rằng từ nay trở đi tôi không còn "tự do" nữa. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến nó, không chỉ ánh mắt, nụ cười, mái tóc mà ngay cả cái tên Việt An đối với tôi cũng trở nên gần gũi, thân thiết lạ lùng như thể tôi đã yêu cái tên ấy đâu từ... kiếp trước! Có những lúc ngồi một mình, nghĩ đến Việt An tôi bất giác gọi thầm tên nó và cái âm vang ngọt ngào ấy bao giờ cũng gợi nơi tôi một cảm giác nhớ nhung trìu mến lẫn một nỗi hân hoan khó tả.
Không như những đứa con gái cùng lớp, Việt An không từ các lớp dưới lên. Mấy năm trước, nó học đâu ở tận Nha Trang. Năm nay, nó theo gia đình chuyển về đây. Ngay từ đầu năm học, Việt An bất thình lình xuất hiện trong lớp tôi và từ đó "quấy nhiễu" cuộc sống yên tĩnh của bọn con trai chúng tôi.
Vì "lý lịch" của Việt Anh đặc biệt như vậy nên tôi không có thời gian để la cà tiếp cận. Và những giờ học cứ hờ hững trôi qua như nước chảy xuôi dòng. Tôi như chiếc lá lẻ loi trôi theo dòng nước, chốc chốc ngoái đầu nhìn Việt An mà lòng buồn rười rượi.
Nhưng như người ta thường nói "cái khó ló cái khôn", rốt cuộc tôi cũng nghĩ ra được một cách để làm quen với Việt An.
Hôm đó lớp tôi làm bài tập làm văn.
Khi còn mười lăm phút nữa hết giờ, tụi bạn trong lớp lần lượt đem bài lên nộp. Đứa nào nộp xong được quyền ôm cặp ra về.
Tôi thuộc loại học sinh giỏi văn nên chỉ cần một nửa số giờ quy định đã làm xong bài tập. Nhưng tôi cứ ngồi đọc tới đọc lui, chưa vội nộp ngay. Vừa đọc tôi vừa liếc chừng về phía Việt An.
Việt An còn đang mải mê viết, chưa tỏ vẻ gì là sắp kết thúc. Thế là tôi cứ ngồi cắn viết nhẩn nha chờ.
Cho tới khi tiếng trống hết giờ vang lên, Việt An viết lia viết lịa mấy dòng cuối và hối hả mang bài lên nộp. Xong, nó ôm cặp bước ra cửa.
Việt An ngồi bàn đầu dãy bên kia, tôi ngồi bàn đầu dãy bên này, gần cửa ra vào, nên muốn ra ngoài nó phải đi ngang qua trước mặt tôi.
Lúc này, lớp học chỉ còn lèo tèo dăm ba đứa. Đứa nào đứa nấy đang chúi đầu vô bài làm viết lấy viết để, chẳng để ý gì đến chung quanh. Cô Hường thì đang lui cui đếm bài. Khung cảnh rất thuận lợi cho việc thực hiện "ý đồ đen tối" của tôi.
Đợi cho Việt An vừa đi qua trước mặt, tôi cầm cây viết máy vẩy vào lưng nó. Trong nháy mắt, vạt áo phía sau của Việt An dính đầy những vết mực lốm đốm. Nó chẳng hay biết gì, cứ cắm đầu đi thẳng.
Khi thấy Việt An đi đã khá xa, tôi mới lò dò mang bài lên nộp rồi ba chân bốn cẳng phóng theo.
Nửa đường, tôi đuổi kịp Việt An. Nó đang đi chung với nhỏ Hồng Hoa.
Tôi kêu:
- Việt An!
Việt An quay lại, ngạc nhiên:
- Anh kêu tôi hả?
Tôi chỉ vào lưng nó, "méc":
- Áo Việt An dính đầy mực kìa!
Việt An bán tín bán nghi. Nó ngoảnh lại nhìn nhưng không làm sao thấy được vạt áo sau lưng. Nó day lưng sang Hồng Hoa:
- Hồng Hoa coi thử có gì không?
- Trời ơi! - Hồng Hoa kêu lên sửng sốt - Mực ở đâu dính tèm lem vậy nè?
Việt An tỏ vẻ lo lắng:
- Nhiều không?
- Không nhiều, nhưng chạy một đường dài...
Đang nói, bỗng nhiên Hồng Hoa la lên:
- Thôi đúng rồi! Như vậy là có ai vẩy mực vô áo mày rồi!
Tôi cũng giả bộ gật gù:
- Đúng rồi! Đúng là có đứa nào chơi nghịch!
Hồng Hoa ngó tôi:
- Ông có biết ai vẩy mực không?
Tôi giật mình:
- Không! Không biết! Nếu biết thì tôi đã... trị nó một trận rồi!
Hồng Hoa cầm tay Việt An, nói:
- Thôi đừng lo nữa! Về nhà kiếm eau de javel giặt là nó bay liền.
Việt An lẩm bẩm:
- Không biết ai chơi kiểu gì kỳ cục!
Tôi đi bên cạnh, trống ngực đập thình thịch, trong lòng vừa áy náy vừa sung sướng. Áy náy vì thấy Việt An lo lắng về cái áo hơn tôi tưởng. Chắc nó sợ về nhà bị mẹ la. Sung sướng vì nhờ vậy mà tôi được đi chung với Việt An và trò chuyện với nó một cách "hợp pháp".
Biết ơn tôi về việc tôi đã quan tâm đến cái áo của nó và nhất là việc tôi hùng hổ đòi trừng trị "cái tên mất dại nào đó", Việt An tỏ ra cởi mở với tôi hơn thường lệ.
Ba đứa tôi vừa đi vừa trao đổi với nhau về bài tập làm văn vừa rồi một cách say sưa cho đến khi Việt An và Hồng Hoa rẽ sang đường khác.
Tối đó tôi cứ nằm thao thức nghĩ về những ngày tươi đẹp sắp tới. Bước khởi đầu đã thuận lợi, những bước tiếp theo hẳn sẽ dễ dàng hơn! Tôi hình dung ngày mai khi tôi bước vào lớp, Việt An sẽ chào tôi bằng một nụ cười đầy cảm tình. Và tôi sẽ hân hoan đáp lại cũng bằng một nụ cười đầy... tình cảm. Sau đó, hai đứa tôi sẽ trò chuyện với nhau ríu rít, say sưa, không làm sao rời ra được, trước những ánh mắt ghen tị và thán phục của tụi bạn.
Đang nghĩ tới đó, tôi giật mình ngồi dậy chạy đi bật đèn. Rồi tôi đứng uốn éo trước gương luyện... cười. Tôi luyện cả thảy sáu kiểu cười, kiểu nào cũng tràn trề tình cảm. Gần một tiếng đồng hồ sau, khi thấy các cơ bắp nơi miệng đã đi vào hoạt động nhịp nhàng, thuần thục tôi mới tắt đèn leo lên giường nằm... thức tiếp.
Sáng hôm sau, trên đường tới trường, tôi vừa đi vừa ôn lại cho thật nhuyễn, không phải ôn bài mà ôn lại... sáu kiểu cười.
Vừa ló đầu vô lớp, tôi gặp ngay Hồng Hoa. Tôi chưa kịp mở miệng, nó đã chỉ tay vô trán tôi, dọa:
- Chết ông rồi! Sao hôm qua ông vẩy mực vô áo Việt An?
Tôi tái mặt:
- Đâu có! Ai phao tin bậy bạ vậy?
Hồng Hoa nheo mắt:
- Ông còn chối gì nữa! Chiêu Minh thấy rõ ràng!
_ Chiêu Minh ngồi bàn thứ hai dãy bên kia, kế Hồng Hoa. Hôm qua hình như nó là một trong những đứa ngồi lại sau cùng. Như vậy hẳn nó tình cờ trông thấy hành động phá hoại của tôi.
Chỉ mới thoáng nghĩ tới chuyện xui xẻo đó, tôi đã thấy lạnh cả người và vội vàng chối biến:
- Không phải đâu! Chắc là Chiêu Minh nhìn lầm tôi với ai đó!
Hồng Hoa thộp lấy cổ tay tôi:
- Chuyện rõ ràng vậy mà ông còn chối đây đẩy nữa hả! Ông lại đây nói chuyện với Việt An đi!
Vừa nói nó vừa kéo tôi lại dãy bàn con gái.
- Tôi không lại đâu!
Tôi kêu lên và vùng ra khỏi tay Hồng Hoa, chạy vù ra cửa.
Tôi đi tha thẩn ngoài sân, trong bụng rủa thầm nhỏ Chiêu Minh tơi bời hoa lá. Chỉ đến khi tiếng trống vào học vang lên, tôi mới lò dò ôm cặp vô lớp và lủi thủi về chỗ ngồi.
Bên kia, Hồng Hoa nhìn sang, nguýt tôi một cái dài cả cây số.
Nhưng tôi kệ xác nó, con nhỏ lắm điều này! Tôi chỉ quan tâm đến Việt An "của tôi".
Việt An đang ngồi hí hoáy chép cái gì đó trong tập. Nó chẳng thèm liếc tôi lấy một cái. Điều đó làm tôi bứt rứt kinh khủng. Bây giờ tự dưng tôi muốn nghe Việt An trách móc, thậm chí chửi thật nặng cũng được hoặc ít ra là nguýt tôi một cái dài dằng dặc như Hồng Hoa. Như vậy tôi đỡ áy náy hơn. Đằng này nó cứ tỉnh khô, ra cái điều tôi là đồ mất dạy, không đáng cho nó phải bận tâm.
Cả buổi sáng, tôi ngồi xụi lơ. Bước khởi đầu như vậy kể như toi. Nghĩ đến mấy kiểu cười tình cảm khổ luyện giữa đêm khuya, tôi càng giận mình. Không biết làm gì cho khuây khỏa, tôi quay sang thằng Hải gầy ngồi cạnh nhe răng cười với nó ba kiểu.
Nụ cười "thầm lặng" của tôi hiệu quả ghê gớm! Tôi mới cười có ba kiểu mà Hải gầy đã trố mắt:
- Bữa nay mày làm gì mà thân ái với tao quá vậy!
Nghe nó bình phẩm, tôi càng tiếc hùi hụi. Nhưng lo gì - tôi tự động viên - thua keo này ta bày keo khác! Ông bà đã dạy rồi!
Suốt một tháng trời sau đó, tôi không dám giáp mặt với Việt An.
Cho tới một hôm, trong giờ ra chơi, tôi đánh bạo lại gần nó. Lúc này tụi bạn đã ùa cả ra ngoài, chỉ còn mỗi Việt An ngồi tại chỗ cắm cúi đọc sách.
Tôi hắng giọng, hỏi:
- Việt An xem cuốn gì vậy?
Nó ngước mắt nhìn tôi:
- Cuốn "Giamilia".
- Hay không?
- Hay.
Tôi nói, giọng rụt rè:
- Chừng nào coi xong Việt An cho tôi mượn nghen!
Việt An gật đầu rồi cúi xuống đọc tiếp.
Chẳng biết nói gì nữa, tôi đứng lớ ngớ một hồi rồi tặc lưỡi bỏ đi. Con nhỏ phách lối thật! - tôi ấm ức nhủ bụng - nhưng dù sao nó cũng không hạch mình chuyện vẩy mực! Thế cũng tốt!
Hai ngày sau, Việt An đưa tôi mượn cuốn sách. Nó nói:
- Anh nhớ giữ cẩn thận nghen!
Tôi cười:
- Yên chí.
Nó lại dặn, giọng tỉnh khô:
- Nhớ đừng vẩy mực vô sách!
Tôi giật thót, miệng cà lăm:
- Không... không đâu!
Tôi nói mà mặt đỏ bừng. Hóa ra nó chưa quên "tội ác" của tôi hôm nào. Khỉ thật.
Nhưng tôi ngu gì mà vẩy mực vô sách nó. Lần này tôi tiến hành "chiến dịch" theo cách khác.
Trước khi trả, tôi nắn nót chép ở trang đầu cuốn sách hai câu thơ của Nguyễn Bính:
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Dù cố trấn tĩnh, khi đưa cuốn sách cho Việt An, tay tôi vẫn run run. May mà Việt An không để ý. Nó nhận cuốn sách bỏ ngay vô cặp, không giở ra coi.
Suốt ngày hôm đó, tôi sống trong tâm trạng thấp thỏm của cậu học trò đi thi chờ kết quả. Nghĩ đến hành động táo tợn của mình, tôi vừa mừng vừa lo.
Sáng hôm sau, tôi không dám vô lớp sớm. Đợi cho tiếng trống vang lên, tụi bạn lục tục xếp hàng, tôi mới chạy lại đứng lấp ló phía sau.
Ngồi trong lớp, chốc chốc tôi lại liếc qua chỗ Việt An, xem thử nó có thái độ gì khác lạ hay không. Nhưng Việt An cứ cười nói tỉnh khô khiến tôi không biết nó đã thấy mấy câu thơ tôi viết trong sách chưa.
Giờ ra chơi, tôi cố ý nán lại trong lớp chờ coi Việt An "giải đáp tâm tình" cho tôi như thế nào. Đúng như tôi mong mỏi, Việt An lên tiếng gọi:
- Anh Thư!
Tôi hồi hộp bước lại, trên môi nở sẵn kiểu cười thứ nhất. Nhưng Việt An chẳng thèm dòm tôi. Nó lúi húi lục cặp lấy cuốn "Giamilia" ra:
- Anh viết bậy bạ gì trong sách tôi vậy?
Tôi ấp úng:
- Thơ Nguyễn Bính ấy mà!
Nó hoạnh họe:
- Ai mượn anh chép thơ Nguyễn Bính vô đây?
Tôi nuốt nước bọt:
- Đâu có ai mượn! Tại tôi thấy hay tôi chép!
- Lần sau có thấy thơ hay thì anh chép vô sách của anh chứ đừng chép vô sách của tôi!
Nói xong nó đẩy cuốn "Giamilia" đến trước mặt tôi:
- Anh mua đền cho tôi cuốn khác đi!
Nếu có thể chui được xuống đất thì tôi đã chui rồi. Nhưng vì đất cứng quá không chui được, tôi đành giằng lấy cuốn sách bỏ đi một mạch, trong lòng xấu hổ không để đâu cho hết.
Suốt mấy tiết học còn lại, tôi không nhét nổi vô đầu lấy một chữ. Tôi cứ ngồi trù ẻo cho Việt An bị sét đánh, bị xe cán, bị chết chìm dưới sông, thậm chí bị ba cái cùng một lúc càng tốt. Lúc đó, tôi mới hả dạ.
Chiều hôm đó, tôi phóng xe đi lùng hết hiệu sách này đến hiệu sách khác, quyết mua bằng được cuốn "Giamilia" chết tiệt kia để "ném vô mặt" Việt An.
Nghĩ trong đầu thì hung hăng như vậy, hôm sau gặp Việt An, tôi xìu như bún.
Khi đưa cuốn sách mới mua cho Việt An, tôi không dám nhìn thẳng vào mặt nó:
- Đền cho Việt An nè!
Tôi nói với giọng sượng sùng. Và không đợi cho Việt An kịp nói gì, tôi vội vã bước đi.
Nhưng Việt An đã gọi giật:
- Anh Thư!
Tôi giật mình quay lại và nhìn nó bằng ánh mắt ngạc nhiên pha lẫn lo lắng. Chẳng lẽ cuốn sách bị rách chỗ nào, Việt An không chịu nhận chăng?
Thấy tôi đứng sững như trời trồng, Việt An mỉm cười:
- Anh lại đây!
Tôi bàng hoàng bước lại.
Việt An thò tay vào cặp lấy cuốn "Con tàu trắng" ra đưa tôi:
- Anh đọc cuốn này đi! Cũng của Aimatov! Hay lắm!
Tôi cầm lấy cuốn sách mà như thể cầm một giấc mơ, không hiểu hư thực thế nào. Việt An ơi, em có định quay tôi như quay dế hay không?

Phần 2

Bây giờ thì tôi lâm vào tình trạng khốn khổ như vậy chứ hồi tôi còn nhỏ, đừng hòng có đứa con gái nào "quay" được tôi. Chỉ tôi quay tụi nó như quay dế thì có.
Phải nói hồi đó tôi có "uy" với con gái ghê gớm.
Mỗi lần nhớ lại cứ tiếc đứt ruột.
Hôm trước tôi mới dặn Tiểu Li có trò gì hay hay nhớ rủ tôi chơi với thì ngay hôm sau nó rủ liền.
Nó cầm sợi dây thừng huơ huơ trước mặt tôi.
- Anh chơi nhảy dây với em không?
Tôi bĩu môi:
- Tao thèm vào chơi trò con gái!
Nó "hứ" một tiếng:
- Con trai chơi cũng được vậy!
Tôi nheo mắt:
- Ai bảo mày?
- Cần gì ai bảo! Tụi con trai trường em khối đứa chơi nhảy dây!
Tôi liếm môi:
- Thật không?
- Thật.
- Thật thì chơi.
Nói xong, tôi giật sợi dây thừng trên tay Tiểu Li.
Nó la lên:
- Anh để em nhảy trước cho anh coi.
Tôi hừ mũi:
- Cần gì coi! Mày làm như tao là... con nít vậy!
Tôi cầm sợi dây thừng vung lên khỏi đầu, dặn Tiểu Li:
- Mày đếm thử xem tao nhảy được mấy trăm cái nghen!
Tiểu Li cười khúc khích:
- Anh chỉ nói dóc! Anh nhảy được năm chục cái là giỏi lắm rồi!
Tôi "xì" một tiếng, giọng khi dể:
- Nhảy năm chục cái thì nhảy làm gì?
Nhưng tôi chỉ nhảy được bảy cái. Tới cái thứ tám, sợi thừng bất ngờ vướng vào chân khiến tôi té sấp, mặt đập xuống đất một cú như trời giáng.
Tiểu Li hoảng hồn chạy lại đỡ tôi dậy. Tôi gượng gạo ngồi lên, cả người ê ẩm.
Dòm mặt tôi, Tiểu Li la hoảng:
- Trời ơi! Trán anh u một cục rồi!
Tôi đưa tay lên trán rờ rẫm và lo lắng hỏi:
- Có chảy máu không?
Tiểu Li lắc đầu:
- Không, nhưng cục u bầm tím.
Tôi nhăn nhó ra lệnh:
- Mày chạy đi kiếm cho tao chai dầu!
Tiểu Li nhìn tôi với vẻ ái ngại:
- Hay là để em đỡ anh vô nhà đã?
Tôi nạt:
- Tao chưa thấy ai ngu như mày! Vô nhà sao được mà vô nhà! Bộ mày muốn tao bị ăn đòn hả?
Thấy tôi nổi sùng, Tiểu Li vội vã chạy đi.
Lát sau nó cầm chai dầu về:
- Dầu này được không?
Tôi không thèm ngó:
- Dầu nào cũng được! Mày xức giùm tao đi!
Tiểu Li tuân lệnh tôi răm rắp. Nhưng nó vừa chạm vô trán tôi, tôi đã hất tay nó ra, xẳng giọng:
- Tay mày như thể cục sắt ấy! Đau thấy mồ!
Tiểu Li chớp mắt:
- Em xức nhè nhẹ mà!
Tôi hừ mũi:
- Vậy mà nhẹ!
Rồi thấy nó cầm chai dầu đứng phân vân, tôi giục:
- Lại còn đứng đó nữa! Xức đi!
Lần này Tiểu Li không dám lấy tay quẹt qua quẹt lại, nó thấm dầu lên chỗ sưng của tôi một cách nhẹ nhàng, êm ái. Vừa làm, nó vừa xuýt xoa luôn miệng.
Tôi cằn nhằn:
- Xuýt xoa cái gì! Tại mày hết đó!
- Sao lại tại em?
- Chứ gì nữa! Ai bảo mày rủ tao chơi nhảy dây!
Tiểu Li ngạc nhiên:
- Thì anh chẳng bảo khi nào có trò chơi nhớ rủ anh là gì!
Tôi nhăn mặt:
- Tao nói là nói trò chơi khác kia! Chơi nhảy dây té đau thấy mồ!
- Tại anh chứ bộ! Em nhảy hoài mà có té đâu!
- Mày khác, tao khác! Mày là con gái!
Tôi tằng hắng một tiếng rồi nói tiếp:
- Với lại người ta chơi nhảy dây bằng dây thun chứ ai nhảy dây bằng dây thừng! Nếu nhảy bằng dây thun thì bữa nay tao đâu có té.
Thấy tôi kể tội nó ghê quá, Tiểu Li lẳng lặng xức dầu, không dám cãi lại nửa tiếng.
Ngày hôm sau, Tiểu Li cầm sợi dây thun đến khoe tôi. Nó hí hửng:
- Dây thun nè!
Tôi nhún vai:
- Dây thun thì kệ mày! Tao không chơi nhảy dây nữa đâu!
Tôi làm Tiểu Li cụt hứng. Nó ngồi bệt xuống đất và buồn bã quấn sợi dây thun quanh cổ tay, vòng này chồng lên vòng nọ.
Làm mặt ngầu một hồi, tự nhiên tôi thấy tội tội Tiểu Li, bèn nói:
- Mày đưa sợi thun đây!
Mắt nó sáng rỡ:
- Anh nhảy hả?
- Nhảy cái mốc xì! Tao làm cái ná bắn chim.
Tiểu Li tròn mắt:
- Ơ, anh lấy dây thun làm ná, em lấy gì chơi nhảy dây?
Tôi hắng giọng:
- Mày ngu quá! Chơi nhảy dây mà làm gì! Để tao làm cái ná bắn chim, mỗi ngày kiếm vài chục con về rô-ti ăn, khoái hơn nhiều!
Tiểu Li trố mắt:
- Vài chục con?
Tôi gật đầu:
- Chứ sao! Vài chục con là còn ít đó! Hôm nào siêng, tao bắn cả trăm con.
Làm ná xong, tôi sai Tiểu Li đi nhặt sỏi về làm đạn.
Nó chạy đi một hồi, nhặt về một nắm sỏi đổ xuống trước mặt tôi.
Trong đống sỏi của nó, tôi lựa được bốn, năm hòn, còn bao nhiêu tôi ném cả ra đường.
Tiểu Li ngơ ngác:
- Sao anh ném hết vậy?
Tôi đáp, giọng trách móc:
- Mày không biết lựa sỏi gì hết!
Vừa nói, tôi vừa chìa mấy hòn sỏi trong tay ra:
- Phải nhặt mấy hòn tròn tròn như vầy nè!
Tiểu Li khịt mũi:
- Anh không nói trước, em đâu có biết.
Tôi nheo mắt:
- Bây giờ mày biết chưa?
Tiểu Li thật thà:
- Biết rồi.
Tôi hất hàm:
- Biết rồi thì chạy đi nhặt nữa đi!
Tiểu Li quệt mồ hôi trên trán:
- Ngay bây giờ hả?
- Ừ, ngay bây giờ.
Trang bị "vũ khí đạn dược" đâu đó xong xuôi, tôi kéo Tiểu Li đi dọ dẫm, rình rập dưới mấy bụi cây. Nhưng suốt ba ngày liên tiếp, tôi không bắn được con chim nào.
Tiểu Li sốt ruột, hỏi:
- Sao anh bắn trật hoài vậy?
Vừa mắc cỡ, vừa bực mình, tôi gắt:
- Tại mày đó!
Tiểu Li sợ hãi:
- Em có làm gì đâu!
Tôi nói đại:
- Dòm thấy mày, mấy con chim nó đâu có chịu đứng yên cho tao bắn.
- Sao kỳ vậy?
- Tao chẳng biết. Mày hỏi tụi chim ấy!
Tiểu Li buồn bã:
- Vậy ngày mai em ở nhà, không đi theo anh nữa.
Tôi chép miệng:
- Ừ, mày ở nhà đi! Tao cũng ở nhà luôn!
- Ủa, sao anh không đi?
Tôi thở dài:
- Tao hết thích trò bắn chim rồi.
Vừa nói, tôi vừa ném cái ná vô bụi cây trước vẻ mặt ngơ ngác của Tiểu Li.
Trên đường về, Tiểu Li hỏi tôi:
- Không bắn chim nữa thì mình chơi trò gì?
- Tao không biết. Mày nghĩ giùm tao đi!
- Sao anh không nghĩ?
Tôi ấp úng:
- Tao hả? Tao phải nghĩ... chuyện khác!
Nói đại vậy thôi chứ tôi cũng chẳng biết cái chuyện khác đo là chuyện gì. May mà Tiểu Li không hỏi tới. Nó chỉ vui vẻ gật đầu:
- Ừ, để em về nghĩ coi. Khi nào nghĩ ra, em sẽ kêu anh.
Thấy nó nghe lời tôi răm rắp, tôi khoái chí nhủ bụng: con nhỏ này khờ dễ sợ!

- o O o -

Lớn lên, mọi chuyện đâm ra khác hẳn.
Việt An hỏi tôi:
- Anh đọc cuốn "Con tàu trắng" xong chưa?
- Mới được nửa cuốn.
Việt An nhăn mặt:
- Sao anh đọc chậm rì vậy? Đọc lẹ lẹ lên, tôi còn cho Hồng Hoa mượn.
- Mốt trả.
- Không có mốt gì hết! Tối nay anh đọc gấp đi, sáng mai trả tôi.
Tôi toát mồ hôi:
- Tối nay làm sao đọc kịp?
- Sao không kịp?
- Còn ngủ nữa chi!
- Thì đừng ngủ!
Tối đó tôi không ngủ thật. Tôi thức đến ba giờ sáng mới đọc xong cuốn sách. Sáng dậy, mặt tôi khờ câm.
Khi tôi đưa trả cuốn sách cho Việt An, nó nhìn tôi chăm chú:
- Anh làm gì mà mặt mày ngó hốc hác vậy?
Tôi gãi đầu:
- Tối hôm qua tôi đọc sách đến ba giờ sáng.
Việt An giật mình:
- Trời ơi, tôi nói chơi bộ anh làm thật hả?
Tôi cười méo xẹo:
- Tôi đâu có biết Việt An nói chơi.
Việt An có vẻ áy náy trước sự khờ khạo dại dột của tôi. Nó thò tay vào cặp lấy ra một cây kẹo đưa tôi:
- Cho anh nè!
Tôi cầm lấy cây kẹo như cầm một phần thưởng an ủi, lòng rộn ràng một cảm giác khó tả.
Thấy tôi cầm cây kẹo hoài, Việt An giục:
- Anh ăn đi!
- Tôi để dành.
- Để dành chi vậy?
Tôi định nói là để làm kỷ niệm nhưng không hiểu sao đến phút chót tôi lại nói tránh đi:
- Để khi nào đói lấy ra ăn.
Việt An cười khúc khích:
- Đói ai lại ăn kẹo!
Nói xong, nó lại lấy cho tôi một cây kẹo khác:
- Cây kia để dành thì ăn cây này.
Tôi lúng túng từ chối:
- Việt An ăn đi!
Nó lắc lắc cái cặp:
- Còn cả khối trong này.
Tôi tò mò:
- Ở đâu nhiều vậy?
- Mua chứ đâu!
- Việt An thích ăn kẹo lắm hả?
- Ừ.
Tôi nuốt nước bọt:
- Vậy ngày mai trở đi Việt An đừng mua nữa!
- Sao vậy?
Tôi nói lấp lửng:
- Có người mua cho Việt An.
Việt An chớp mắt:
- Ai vậy?
Tôi ngó lơ chỗ khác:
- Tôi không biết.
Việt An mỉm cười:
- Nhưng tôi biết.
Tôi cố giữ giọng nói thật bình tĩnh:
- Biết ai?
Việt An nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng tỉnh khô:
- Anh chứ ai!
Trước vẻ mặt bối rối của tôi, nó thản nhiên nói tiếp:
- Tôi còn biết tại sao anh định mua kẹo cho tôi nữa kìa!
Tôi giật mình, trống ngực đập thình thịch. Chẳng lẽ Việt An định nói huỵch toẹt tâm sự u uẩn của tôi ra đây? Tôi hỏi với giọng hoang mang:
- Tại sao?
Việt An lắc mái tóc:
- Tại vì anh muốn chuộc cái tội vẩy mực hôm nào.
Tôi thở phào, vừa nhẹ nhõm lại vừa thất vọng. Đồng thời tôi cũng phát hiện ra con gái là một sinh vật thù dai dễ sợ. Cái chuyện xa lắc xa lơ mà bữa nay Việt An còn nhắc.
Tôi cắn môi:
- Không phải vậy đâu! Tôi quên chuyện đó rồi!
- Sao vậy? Tôi tưởng lúc nào anh cũng nhớ chứ!

---------------------------------
Bạn đang đọc truyện tại wapsite . Chúc bạn có những giây phút vui vẻ.
- Thế giới đích thực trên di động.
---------------------------------

Tôi chép miệng:
- Nhớ làm gì?
Việt An cười:
- Nhớ để mua kẹo cho tôi.
Nó ăn nói kiểu đó, tôi không biết làm sao đối đáp, đành nhe răng cười theo. Khổ một nỗi, nụ cười của tôi lúc này không giống với bất cứ kiểu nào trong sáu kiểu cười "ăn tiền" kia!
Kể từ hôm đó, ngày nào trong túi tôi cũng đầy kẹo. Cứ đến giờ ra chơi hoặc trên đường về, thừa lúc vắng người, tôi vội vã giúi vào tay Việt An.
Nhưng Việt An không ăn kẹo một mình. Nó chơi thân với Hồng Hoa và Chiêu Minh nên thứ gì cũng phải chia ba, nhất là những thứ có chất glucose.
Từ khi phát hiện ra mối quan hệ chằng chịt này, thứ gì tôi cũng phải mua gấp ba: ba trái ổi, ba trái cốc, ba thỏi chocolate, làm như không phải tôi yêu một người mà yêu cùng lúc ba người vậy.
Để phục vụ đều đặn cho cái "hợp tác xã tiêu thụ" hoạt động không mệt mỏi này, tôi phải bấm bụng cắt giảm các khoảng cà phê, sách báo, bớt đi xem phim và hoàn toàn chia tay với các bàn billard.
Sau nhiều lần rủ tôi đi chơi billard không được, Hải gầy đâm ra thắc mắc:
- Bộ mày tu rồi hả?
- Đâu có! Lúc này tao bận... học bài.
Hải gầy nhìn tôi với vẻ nghi ngờ:
- Xạo đi mày!
- Thật.
- Tao không tin.
- Không tin thì kệ mày! Có tiền cho tao mượn vài trăm!
- Làm gì vậy?
- Làm gì kệ tao!
Hải gầy không thèm hỏi nữa. Nó móc tiền ra đưa tôi.
Đợi cho nó đi khuất, tôi hí hửng cầm tiền chạy đi mua... kẹo.
Nhưng vất vả vậy mà nào có yên thân, hôm thì tôi bị Hồng Hoa hạch:
- Sao ông không mua mứt mãng cầu?
Hôm thì tôi bị Chiêu Minh đánh đòn tâm lý:
- Việt An thích ăn nho lắm!
Thế là tôi mua mứt mãng cầu. Rồi tôi lại mua nho. Nhưng ngoài chợ người ta không chỉ bán mứt mãng cầu và nho, tôi mua nhãn. Sau nhãn, tới măng cụt. Sau măng cụt, tôi tới Hải gầy:
- Mày còn tiền không?
- Hải gầy giương mắt ếch:
- Chi vậy?
- Mượn.
- Mày mới mượn đây mà!
- Thì mượn nữa!
Hải gầy nhìn tôi đăm đăm:
- Mày xài gì dữ vậy?
Tôi nhún vai:
- Xài gì kệ tao!
Nhưng lần này Hải gầy không cho tôi "kệ tao" nữa. Nó nheo mắt:
- Mày không nói, tao không đưa tiền.
Bị Hải gầy gây sức ép, tôi nổi sùng, tính bỏ đi. Nhưng nếu bỏ đi thì biết đào đâu ra tiền mua sắm "lễ vật" để cống nộp cho Việt An. Nghĩ vậy, tôi đành thở dài khai báo tuốt tuột "thiên tình sử bí mật" của tôi cho Hải gầy nghe.
Nghe xong, Hải gầy nghiêm mặt, hỏi:
- Mày biết con lừa không?
Tôi ngơ ngác:
- Biết! Mà sao?
Hải gầy khịt mũi:
- Mày ngu như con lừa!
Tôi đỏ mặt:
- Dẹp mày đi!
Hải gầy tỉnh khô:
- Chứ gì nữa! Khi không lại đem tiền đi nộp cho bọn con gái!
Tôi tặc lưỡi:
- Mày không biết gì hết! Ai yêu mà chẳng vậy!
Nó "xì" một tiếng:
- Yêu gì kỳ vậy? Sao nó không mua cho mày mà chỉ có mày mua cho nó?
Tôi ấp úng:
- Việt An có cho tao... mượn sách.
Hải gầy cười hô hố:
- Mượn sách thì nói làm quái gì! Trước giờ nó có tặng mày cái gì không?
Tôi lắc đầu:
- Không.
- Vậy là nó đâu có yêu mày?
- Thì đâu có yêu!
Hải gầy trố mắt:
- Vậy là chỉ có mày yêu nó?
Tôi thở dài:
- Thì vậy chứ sao! Khi nãy tao đã nói với mày rồi!
Hải gầy gật gù:
- Thế thì tao hiểu rồi! Tình yêu mày thuộc diện tình yêu đơn phương. Giống như đường một chiều vậy, có tới mà không có lui.
Rồi nó tặc lưỡi bình luận:
- Yêu như vậy thì thà không yêu còn hơn!
Tôi nổi máu tự ái:
- Biết đâu Việt An cũng yêu tao thì sao?
Nó hất mặt:
- Mày căn cứ vào đâu mà nói vậy?
- Chẳng căn cứ vào đâu hết! - Tôi đáp với giọng bối rối - Tao chỉ đoán vậy thôi!
Hải gầy phẩy tay:
- Cái gì chứ tình yêu không thể đoán mò được! Phải dựa trên cơ sở khoa học đàng hoàng!
Tôi gãi tai:
- Cơ sở khoa học ở đâu mà dựa?
Nó hùng hồn:
- Mình phải tạo ra!
Tôi đi từ thắc mắc này đến thắc mắc khác:
- Tạo ra bằng gì?
- Bằng thư.
Tôi chợt hiểu ra:
- Bộ mày xúi tao viết thư cho Việt An hả?
- Chớ sao nữa! Mày viết đi, tao góp ý cho!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Thôi, tao không chơi cái trò viết thư đâu! Rủi nó cao hứng nó đem khoe tùm lum, chắc tao phải bỏ học mất.
Hải gầy cười:
- Ai bảo mày viết dài dòng chi! Mày chỉ viết ngắn gọn một câu thôi: "Việt An... Thư". Chỉ có ba chữ. Phía dưới mày thêm mấy chữ "yêu", "không yêu" hoặc có thể "chưa yêu", "sắp yêu" cho có vẻ phong phú, đa dạng. Rồi mày bảo nó chọn chữ nào phù hợp với tâm trạng của nó điền vào chỗ trống của câu trên. Xong, nó gởi trả lại mày.
Tôi nhăn mặt:
- Thư tình mà mày làm như bài tập ngữ pháp không bằng!
Hải gầy vỗ vai tôi:
- Thì tao đã bảo đây là kiểm tra khoa học mà lại! Còn không thì mày viết hai câu "Việt An yêu Thư" và "Việt An không yêu Thư", sau mỗi câu mày vẽ một ô vuông rồi bảo nó đánh dấu chéo vào ô vuông thích hợp. Kiểu như bài thi trắc nghiệm vậy!
Tôi giơ hai tay lên trời:
- Thôi, thôi, tao không có nghe lời xúi bậy của mày đâu!
Hải gầy sầm mặt:
- Sáng kiến hay vậy mà mày kêu xúi bậy!
Tôi rụt cổ:
- Làm theo mày, rủi nó đánh dấu chéo vào ô "không yêu" thì chết tao.
- Có gì đâu mà chết! Nếu vậy thì mày được trở lại làm người, khỏi phải làm con lừa nữa!
Tôi cười hì hì:
- Tao khoái làm con lừa hơn.
Thấy tôi có vẻ say mê đóng vai con lừa cho Việt An (và cả Hồng Hoa và Chiêu Minh nữa) xỏ mũi dắt đi, Hải gầy chán nản thở hắt ra:
- Kệ xác mày! Mày đi mà làm con lừa lấy!
Tôi chìa tay:
- Đưa tiền đây!
Hải gầy cau có móc tiền đưa tôi rồi bỏ đi một mạch.

Phần 3


Hồi nhỏ tôi đâu có đến nỗi ngu ngốc như vậy.
Tiểu Li bị tôi xỏ mũi dài dài.
Được tôi phân công nghĩ trò chơi mới, chắc nó nằm thao thức nghĩ ngợi suốt đêm. Nên mới tờ mờ sáng hôm sau, tôi chưa kịp leo xuống khỏi giường đã nghe tiếng nó ơi ới ngoài cửa:
- Anh Thư ơi! Anh Thư!
Tôi ngồi trên giường, chăn quấn tận cằm, thò đầu ra cửa sổ:
- Làm gì kêu om sòm vậy?
Trông thấy tôi, Tiểu Li khoa tay, khoe:
- Em nghĩ ra trò chơi mới rồi.
- Trò gì?
Nó chớp mắt:
- Chơi đi trốn đi tìm.
Tôi "xì" một tiếng:
- Tưởng gì! Tao nghĩ ra trò đó lâu rồi!
Tiểu Li chun mũi:
- Anh nghĩ ra sao anh không nói?
Tôi gãi đầu:
- Tao định nói nhưng chưa kịp nói thì mày đã nói mất.
Không để ý đến giọng điệu ba hoa của tôi, Tiểu Li hào hứng rủ:
- Ra ngoài này chơi đi!
Tôi rụt cổ:
- Chưa được đâu! Tao còn phải ngủ tiếp! Mày về đi, lát nữa chạy qua kêu tao!
Nói xong, không đợi Tiểu Li đồng ý hay không, tôi nằm lăn ra giường.
Tiểu Li đứng lớ ngớ bên cửa sổ một hồi rồi chẳng biết làm gì, nó bỏ chạy về nhà.
Tôi ngủ một mạch đến trưa trờ trưa trật mới lồm cồm bò dậy đi rửa mặt. Lúc này bố mẹ tôi đã đi làm, nhà cửa vắng tanh.
Rửa mặt xong, nghe đói bụng, tôi mò xuống nhà bếp. Trên bàn ăn, mẹ tôi đã để sẵn cho tôi một tô cơm chiên và một chén nước mắm đậy dưới lòng bàn.
Tôi ngao ngán nhìn tô cơm chiên nguội ngắt, chưa biết nên ăn hay nhịn, bỗng nghe tiếng Tiểu Li kêu ầm đằng trước:
- Anh Thư ơi! Anh Thư!
Tôi liền đậy lồng bàn lại và vội vàng chạy ra:
- Gì đó?
Tiểu Li lúc lắc hai bím tóc:
- Chơi trò chơi đi!
Tôi xoa bụng:
- Tao chưa ăn sáng. Mày ăn sáng chưa?
Nó lắc đầu:
- Chưa.
Tôi dậy trễ, chưa kịp ăn sáng đã đành. Nó dậy từ sáng sớm, sao giờ này cũng chưa ăn? Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Bộ buổi sáng mày nhịn đói hả?
- Đâu có. Hồi sáng em uống sữa. Mẹ cho em một ổ bánh mì, em để dành lát nữa mới ăn.
Nghe tới bánh mì, mắt tôi sáng trưng như đèn pha. Tôi liếm môi, hỏi:
- Bánh mì có kẹp thịt không?
- Có! Có pa-tê nữa!
Con nhỏ này ác nhơn thiệt! Tôi hỏi thịt thì bảo có thịt được rồi, còn khai thêm pa-tê chi nữa cho tôi thêm... đau khổ. Tôi nhìn nó, góp ý:
- Mày sún răng không nên ăn bánh mì.
- Sao vậy?
- Hư răng hết!
Tiểu Li cắn môi:
- Em ăn hoài mà đâu có sao!
Tôi khịt mũi:
- Tại mày không biết đó thôi!
Nó lại thắc mắc:
- Sao hôm trước anh bảo chỉ ăn kẹo mới hư răng?
Tôi giật mình:
- Tao có nói vậy hả?
- Ừ.
- Hình như tao có nói bánh mì nữa chứ! Chắc mày quên rồi!
- Đâu có! Anh chỉ nói kẹo thôi. Mẹ em cũng bảo vậy.
- Mẹ mày cũng bảo vậy hả?
- Ừ.
Tôi thở dài:
- Vậy thì thôi.
Tiểu Li ngơ ngác:
- Thôi là sao?
Tôi chép miệng:
- Thôi là... mày cứ việc ăn bánh mì, còn tao... nhịn đói.
Đến đây, Tiểu Li bắt đầu hiểu ra "tâm sự" của tôi. Nó buột miệng:
- Thôi để em chạy về lấy ổ bánh mì qua anh với em ăn, khỏi để dành nữa.
Tôi hưởng ứng liền:
- Đúng rồi! Bánh mì mà để lâu ăn mất ngon!
Tiểu Li vội vã chạy về. Lát sau, nó cầm ổ bánh mì qua đưa tôi:
- Anh lấy dao cắt đôi ra đi!
- Cần gì dao! Tao bẻ bằng tay được rồi!
- Bẻ bằng tay đâu có đều.
- Đều chứ sao không!
Tôi lấy tay đo chiều dài ổ bánh mì, ước lượng điểm giữa rồi nghiến răng bẻ làm hai khúc. Mặc dù tôi cố bẻ cho hai phần bằng nhau nhưng rốt cuộc vẫn khúc to khúc nhỏ.
Tôi đưa khúc nhỏ cho Tiểu Li:
- Phần mày nè!
Nó liếc khúc bánh mì của tôi, phụng phịu:
- Anh khôn thấy mồ! Anh lấy khúc to!
Tôi tằng hắng:
- Hồi sáng mày uống sữa rồi, giờ ăn khúc nho nhỏ thôi.
Tiểu Li không nói gì nhưng mặt nó xịu xuống. Sợ nó khăng khăng đòi đổi, tôi dọa:
- Tao mà ăn không no, tao chơi đi trốn đi tìm không nổi đâu!
Nghe tôi nói vậy, quả nhiên Tiểu Li không dám vùng vằng nữa. Nó đưa khúc bánh mì "nho nhỏ" lên miệng cắn ngon lành.
Tiểu Li ăn chậm như mèo. Tôi đã "giải quyết" khúc bánh mì của tôi từ lâu rồi mà nó thì vẫn nhẩn nha nhai tới nhai lui, trông bắt ngứa con mắt. Dòm nó nhai chóp chép một hồi, vừa sốt ruột lại vừa thèm thuồng, tôi bực mình gắt:
- Lẹ lẹ lên mày! Mày ăn chậm, tao đi ngủ tiếp à!
Nghe tôi giục, Tiểu Li ăn vội ăn vàng. Nhưng khúc bánh mì của nó vẫn còn hơn phân nửa. Tôi bèn gạ:
- Hay là mày đưa tao cắn giùm cho một miếng!
Sợ tôi buồn tình đi ngủ tiếp, Tiểu Li không dám phản đối "sáng kiến" của tôi. Nó chìa khúc bánh mì ra. Tôi ngoác mồm cắn một miếng to thật to. Nhìn khúc bánh mì khuyết một phần đáng kể, chắc Tiểu Li buồn lắm nhưng nó không dám để lộ ra ngoài.
Nuốt xong, "nhiệt tình" của tôi vẫn không giảm bớt:
- Miếng nữa!
Tiểu Li lại đau khổ chìa tay ra.
Nhờ sự "giúp đỡ" sốt sắng của tôi mà nhoáng một cái, khúc bánh mì trên tay Tiểu Li biến mất y như trò ảo thuật trong rạp xiếc vậy.
Khi thấy không còn gì để dụ dỗ nữa, tôi đưa tay quẹt mép, tuyên bố:
- Bây giờ chơi trò chơi được rồi!
Tiểu Li sáng mắt lên. Nó quên phắt nỗi đau khổ vừa rồi, hí hửng nói:
- Em đi trốn trước nghen! Anh nhắm mắt lại đi!
Tôi nhắm mắt lại và tự hỏi không biết ngày mai Tiểu Li có được mẹ nó mua cho ổ bánh mì nào nữa không.

- o O o -

Sau cuộc trò chuyện với Hải gầy, tôi sinh ra nghĩ ngợi vẫn vơ. Ừ, chẳng hiểu Việt An có yêu lại mình chút xíu nào không nhỉ? Từ trước đến nay, tôi chẳng hề quan tâm đến chuyện này. Bởi vì nếu có quan tâm, tôi cũng chẳng thể nào giải đáp nổi một vấn đề "tầm cỡ" như vậy. Tôi cứ mặc nhiên coi mối quan hệ hiện nay giữa tôi và Việt An là mối quan hệ giữa hai người... yêu nhau và không thắc mắc gì lôi thôi.
Nhưng đến khi Hải gầy buộc tôi chứng minh bằng các "cơ sở khoa học" thì tôi bỗng ngớ ra và bắt đầu từ hỏi về tình cảm của Việt An. Liệu tất cả những điều đã xảy ra giữa tôi và Việt An có cho thấy một triển vọng "có ý nghĩa" nào không, hay chỉ là trò "đoán mò" như Hải gầy nhận xét?
Hải gầy là thằng bạn khốn kiếp. Thấy tôi hoang mang, nó không những không động viên, an ủi, mà mỗi khi gặp tôi, nó lại cải biên thơ của Byron và đọc ra rả:
- Ôi, sức mạnh của tình yêu! Nó có thể biến lừa thành người và biến người thành lừa.
Nó chế giễu mặc nó, tôi cứ nhe răng cười hì hì. Dù sao tôi cũng đã tự nhận điều đó và tôi vẫn nghĩ rằng khi yêu thực sự, tất cả đàn ông đều biến thành lừa hết ráo, đâu phải chỉ mình tôi.
Hải gầy vốn nổi tiếng là "vua trích dẫn". Nó có một cuốn sổ tay trong đó chép dày đặc những câu danh ngôn đông tây kim cổ. Mỗi lần tranh luận về một vấn đề gì hoặc muốn châm chích ai, nó thường nhờ "thánh hiền" hỗ trợ. Vì vậy, tụi bạn trong lớp thường gọi nó là "nhà tư tưởng". "Nhà tư tưởng" sửa thơ Byron để chửi tôi là con lừa, tôi chẳng thèm động lòng nhưng đến khi nó dẫn lời của Karl Marx thì tôi tức điên ruột:
- Nếu tình yêu không phải từ cả hai phía, tức là nếu tình yêu của bạn không làm nảy sinh tình yêu đáp lại, nếu bạn yêu, nhưng không làm bản thân mình trở thành người được yêu thì tình yêu thì tình yêu của bạn là bất lực, và đó là nỗi bất hạnh.
Tôi đỏ mặt:
- Sao mày biết tình yêu của tao không làm nảy sinh tình yêu đáp lại?
Hải gầy giở luận điệu cũ rích:
- Thì mày chứng minh đi!
- Phải có thời gian chứ!
Nó búng tay:
- Tao cho mày một tuần.
Tôi nhăn nhó:
- Một tuần thì ăn thua gì!
- Sao lại không ăn thua? Để tao kiếm cho mày một tấm giấy mời xem phim, mày rủ nó đi.
Tôi so vai:
- Thôi, tao ngại lắm! Rủi nó từ chối thì sao?
Hải gầy trấn an tôi:
- Đừng sợ! Nếu mày rủ nó đi xem phim theo kiểu thông thường, có thể nó ngại. Nhưng đây là mày "tình cờ" có một tấm giấy mời hai chỗ ngồi. Nếu đi một mình thì thừa một chỗ cho nên mày rủ nó cùng đi cho vui. Hiểu chưa?
- Chưa hiểu!
Hải gầy nổi sùng:
- Chưa hiểu cái gì?
Tôi nuốt nước bọt:
- Vậy thì tao chứng minh được cái gì?
- Sao mày ngu quá vậy? Nếu nó chịu đi chung với mày tức là nó có yêu mày, còn nếu nó từ chối tức là mày outside!
Tôi trố mắt:
- Outside là sao?
Hải gầy nhìn tôi với vẻ láu lỉnh:
- Sao mày học mau quên quá vậy? Outside tức là bị ra rìa, tức là đứng ngoài cuộc, hiểu chưa?
Tôi chưa kịp trả lời, nó đã cười hì hì, nói thêm:
- Lúc đó, tao sẽ nhảy vô thế chỗ mày!
Tôi chìa cùi chỏ ra:
- Đừng hòng!
Nghĩ lợi nghĩ hại một hồi, cuối cùng tôi chấp nhận phương án của Hải gầy. Kiểm tra tình cảm bằng cách mời đi xem phim dù sao cũng văn minh lịch sự hơn kiểu "điền vào chỗ trống" hay "đánh dấu chéo vào ô thích hợp" như nó xúi tôi bữa trước.
Hai hôm sau, bỏ trong túi tấm giấy mời Hải gầy đưa, tôi đến gặp Việt An, rủ:
- Việt An đi xem phim không?
Việt An hỏi với vẻ thích thú:
- Phim gì vậy?
Tôi quảng cáo:
- Phim "Yesterday"! Hay lắm!
- Anh có vé không?
Chỉ đợi có vậy, tôi hí hửng chìa tấm giấy mời ra:
- Có đây! Giấy mời hai chỗ!
Việt An cầm tờ giấy, reo lên:
- Hay quá! Để tôi rủ Hồng Hoa đi chung cho vui!
Tôi không ngờ tình huống lại xoay ra như vậy, đành bấm bụng a dua theo:
- Ừ, Việt An với Hồng Hoa đi đi!
Như sực nhớ đến tôi, Việt An hỏi:
- Anh không đi hả?
Tôi cười gượng gạo:
- Tôi xem phim này rồi.
Tối đó, tôi ngồi học bài mà như ngồi trên đống lửa. Nghĩ đến chuyện đáng lẽ giờ này tôi đang ngồi cạnh Việt An trong rạp hát, tôi cứ tức anh ách. Buồn tình chẳng biết làm gì, tôi nắn nót chép lên bài học hai câu thơ của Nguyễn Bính:
- Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu!
Và ngồi ngâm tới ngâm lui cho tới khi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Về thất bại này, sau khi nghe tôi buồn rầu tường thuật lại, Hải gầy kết luận ngắn gọn:
- Vậy là tiêu!
Nó nói kiểu đó khác nào nó giết tôi.
Tôi lập tức phản đối:
- Tiêu sao được mà tiêu!
Hải gầy vẫn khăng khăng:
- Nó không chịu đi xem phim với mày tức là tiêu rồi chứ gì nữa!
Tôi chống chế:
- Nhưng Việt An đâu có biết tao định rủ nó đi xem phim. Nó tưởng tao đem cho vé.
Hải gầy bĩu môi:
- Thôi đi mày ơi! Tụi con gái nó đâu có ngây thơ như mày tưởng. Nó làm bộ phớt tỉnh Ăng-lê để nó cho mày outside đó thôi.
Tôi hừ mũi:
- Mày lúc nào cũng outside, outside, toàn trù ẻo không hà!
Thấy tôi bắt đầu nổi sùng, Hải gầy nhún vai:
- Tao chỉ nói vậy thôi. Còn mọi chuyện là do mày.
Tôi tặc lưỡi:
- Tao sẽ kiểm tra một lần nữa.
- Bằng cách nào?
Tôi nói với giọng quả quyết:
- Rủ đi xem phim! Lần này tao sẽ rủ đích danh!
Hải gầy nhìn tôi nghi ngờ:
- Dám không?
Tôi nóng mặt:
- Sao lại không dám! Mày kiếm cho tao một vé mời khác đi!
Hải gầy làm mặt hề. Nó đứng bật dậy và chập gót chân đánh "cộp" theo kiểu nhà binh:
- Sẵn sàng!
Bốn hôm sau, cũng với tấm vé mời trong túi, tôi lại đến gặp Việt An. Nhưng lần này, tôi đi bằng những bước chân đàng hoàng, vững chải và trang bị trong lồng ngực trái tim quả cảm của Spartacus.
Như những tiết học mẫu mực, tôi mở đầu "chiến dịch" bằng phần "kiểm tra bài cũ":
- Việt An xem phim "Yesterday" thấy hay không?
- Hay, nhưng tôi không thích đoạn kết lắm.
Vì chưa xem phim này nên tôi không biết cái đoạn kết nó ra làm sao, bèn hỏi dò:
- Việt An không thích chỗ nào?
- Chỗ hai vợ chồng ra tòa ly hôn. Ban đầu họ yêu nhau ghê gớm mà cuối cùng lại không sống với nhau lâu dài được. Tình yêu như vậy nghĩ cũng buồn thật!
Việt An nói chuyện phim mà tôi cứ giật mình thon thót tưởng nó đang răn đe tôi. Để chứng tỏ mình khác xa cái thằng cha khốn nạn trong phim, tôi vung tay, hùng hổ:
- Yêu như vậy thì thà không yêu còn hơn!
Nói xong, tôi bỗng đỏ bừng mặt vì phát hiện ra tôi đang nói đúng cái câu mà hôm trước Hải gầy dùng để chế giễu "mối tình đơn phương" của tôi.
Không để ý đến sự lúng túng của tôi, Việt An mỉm cười hỏi:
- Chứ theo anh thì phải yêu như thế nào?
Tôi mím môi:
- Yêu là phải yêu cho đến già, đến khi nào chết thôi!
Việt An lườm tôi:
- Anh chỉ giỏi tài nói dóc!
Tôi gãi tai:
- Tôi nói thật đó! Nếu Việt An không tin thì...
- Thì sao?
- Thì rồi Việt An sẽ tin.
Việt An cười cười. Không biết nó có thấy cái "ý nghĩa thâm thúy" trong câu nói của tôi không!
Thấy không khí đã có vẻ thuận lợi, tôi khéo léo chuyển qua mục tiêu chính: kiểm tra tình cảm!
Phần đầu của cuộc "kiểm tra" diễn ra theo đúng kịch bản cũ:
- Việt An đi xem phim nữa không?
- Phim gì vậy?
- Phim "Hai người đàn ông trong thành phố"! Hay lắm!
- Anh có vé không?
- Có đây! Giấy mời hai chỗ!
Tôi chìa tấm giấy mời ra. Nhưng lần này không để Việt An kịp nói "để tôi rủ Hồng Hoa đi chung cho vui", tôi đã lên tiếng trước:
- Tôi chưa xem phim này.
Tôi tin rằng trước "lý do chính đáng" của tôi, Việt An không thể vịn vào bất kỳ cớ gì để cho tôi outside lần nữa. Không ngờ Việt An lại nói, mặt nó tỉnh khô:
- Vậy anh rủ Hồng Hoa đi đi! Tôi xem phim này rồi!
Lời từ chối khéo của Việt An chẳng khác nào quả đấm thôi sơn giáng vào ngực tôi. Tôi cảm thấy choáng váng và trong nỗi cay đắng sững sờ, tôi đâm mất bình tĩnh và dại dột buột miệng:
- Xạo!
Việt An giật nẩy mình. Nó nhìn tôi chăm chăm:
- Anh có điên không?
Chưa thoát ra khỏi trạng thái bàng hoàng, tôi gật đầu một cách máy móc:
- Điên chứ!
Đến khi định thần lại, biết mình lỡ lời, tôi vội vàng đính chính:
- Không... không điên...
Nhưng Việt An đã không còn ở đó nữa.
Tôi đứng bần thần một hồi rồi quay lưng thất thểu bước đi, tay xé vụn tờ giấy mời ra làm trăm mảnh. Xé tờ giấy mời hay tôi xé mối tình tôi?
Như một người lính bại trận, tôi không dám đến gặp Hải gầy mà lủi thủi về nhà, leo lên giường đắp chăn nằm... nghiền ngẫm tình đời đen bạc.
Lát sau, tôi nghe có tiếng gõ cửa lốc cốc.
- Ai đó? - Tôi hỏi giọng ngán ngẩm.
Hải gầy thò đầu vào:
- Sao rồi? Thành công hay thất bại?
Lúc này, tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tôi đang muốn được yên tĩnh, không muốn gặp bất cứ ai, Hải gầy tôi lại càng không muốn gặp. Tôi đã trốn nó thế mà nó lại lù lù dẫn xác tới. Thật khổ!
Tôi ngao ngán thở dài:
- Ngày mai tao kể cho nghe!
Biết tôi đuổi khéo nhưng Hải gầy cứ trơ ra. Nó lại còn nhe răng cười:
- Outside rồi hả?
Tôi đập chân xuống giường một cái "rầm":
- Outside cái con khỉ! Mày cút giùm đi cho tao nhờ!
Thấy tôi nổi dóa, Hải gầy vội vã lui ra, miệng lẩm bẩm:
- Tiệu là vây!
Nó bỏ về gần ba mươi phút mà tôi vẫn chưa hiểu nó nói ba chữ kia là nhằm ý nghĩa gì. Không biết nó nói tiếng Miên hay tiếng Lào! Mãi đến khi ngồi dậy đi tắm, tôi mới chợt hiểu ra "tiệu là vây" tức là "vậy là tiêu", và dù đang rầu thúi ruột tôi cũng phải phì cười. Cái thằng quỷ sứ!

Phần 4

Tiểu Li của tôi dễ thương hơn Việt An gấp một trăm lần. Dễ thương nhất là nó rất khờ, tôi "dụ" lúc nào cũng được, không như Việt An.
Chơi đi trốn đi tìm cũng vậy, Tiểu Li rơi vô "cạm bẫy" của tôi hoài.
Tôi nhắm mắt một hồi, nghe nó hú, liền mở mắt ra chạy đi tìm. Nhưng Tiểu Li trốn kỹ quá chừng. Tôi tìm tháo mồ hôi, sục sạo khắp các ngõ ngách, hốc hẻm vẫn chẳng thấy nó đâu. Y như nó chui đâu dưới đất.
Tìm cả buổi không được, tôi đứng giữa nhà, năn nỉ:
- Mày hú thêm một tiếng nữa đi!
Tôi mở mắt thao láo, miệng nhắc đi nhắc lại hai ba lần, Tiểu Li vẫn im re. Nhưng tôi vừa mới bước ra ngoài hiên đã nghe tiếng hú cất lên trong nhà.
Tôi liền ba chân bốn cẳng chạy vụt vào nhà và dáo dác dòm khắp nơi. Thậm chí tôi còn chui cả xuống gầm giường, bồ hóng dính đầy đầu, nhưng cũng chẳng tìm ra nó.
Chẳng lẽ kêu lên là mình chịu thua, tôi bèn nghĩ ra một mẹo. Tôi làm bộ ngã "oách" một cái giữa nhà và ôm giò hét ầm lên:
- Trời ơi! Gãy cẳng tao rồi!
Tiểu Li trúng kế ngay. Đang nấp trong tủ, nó tung cửa, nhảy ào ra, mặt mày thất sắc:
- Cái gì vậy?
Chỉ đợi có vậy, tôi chỉ tay vô người nó, miệng cười đắc thắng:
- Bắt được mày rồi nghen!
Tiểu Li vẫn chưa hiểu, nó cứ dòm lom lom xuống chân tôi, hỏi:
- Chân anh gãy chỗ nào đâu?
Tôi giơ chân lên:
- Gãy đâu mà gãy! Tao chỉ làm bộ cho mày chui ra thôi! Vậy là mày thua rồi hén?
Bấy giờ, Tiểu Li mới biết là mình bị mắc lừa. Nó giẫy nẩy:
- Em không chịu đâu! Anh ăn gian!
Tôi quắc mắt:
- Tao ăn gian hồi nào?
- Chứ gì nữa! Tự nhiên anh la lên là gãy giò!
- Tao có miệng tao muốn nói gì tao nói chứ! Mày nghe thì mày ráng chịu!
Cãi không lại tôi, Tiểu Li ngồi bệt xuống đất.
Tôi liếc nó:
- Mày nằm vạ phải không? Mày nằm vạ thì tao nghỉ chơi à!
Nghe tôi dọa nghỉ chơi, Tiểu Li hoảng hồn đứng bật dậy. Nó cầm tay tôi lắc lắc:
- Thôi, chơi tiếp đi!
Tôi hất tay nó ra, làm mặt giận:
- Tao không chơi nữa đâu! Ai bảo mày kêu tao ăn gian!
Tiểu Li làm hòa:
- Anh không ăn gian.
Nhưng mặc cho nó nói, tôi cứ quay mặt ngó lơ chỗ khác. Đợi cho nó năn nỉ cả chục lần, tôi mới chịu chơi tiếp.
Tiểu Li ham chơi là thế, vậy mà có một hôm tôi đợi hoài vẫn không thấy nó chạy qua rủ.
Cuối cùng, tôi phải ra đứng trước hiên, gọi vọng sang:
- Tiểu Li ới ời!
Tôi gọi hai, ba tiếng mới thấy nó ló mặt ra khỏi cửa. Tôi ngoắc:
- Qua đây chơi tạt lon!
Tiểu Li lắc đầu:
- Em phải làm toán! Lát nữa đi!
Tôi nheo mắt:
- Toán lúc nào làm chẳng được! Qua đây chơi với tao!
Nhưng Tiểu Li vẫn không nhúc nhích. Nó đứng trước cửa ngần ngừ dòm sang.
Thấy vậy, tôi giả vờ giận dỗi, nói lớn:
- Mày không qua thì tao chơi một mình.
Nói xong, tôi bước ra sân vẻ một vòng tròn rồi đặt cái lon vào chính giữa. Sau đó, tôi lùi ra xa và rút dép cầm tay. Tôi nhắm thật kỹ cái lon rồi vung tay ném mạnh. Chiếc dép bay "vù" một cái, đập xuống đất thật mạnh rồi bắn vọt ra xa. Bụi tung mù mịt nhưng cái lon vẫn đứng trơ trơ chỗ cũ.


Lên Đầu Trang


Trang 2


Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè cùng biết nhé
.::Trang Chủ::.
Hosting By Xtgem.com
© 2014 Online24h™
U-ON
Tags: wap, doc, truyen, teen,, truyen, tieu, thuyet,, truyen, kiem, hiep,, truyen, tinh, cam
index.html,wap doc truyen teen, truyen tieu thuyet, truyen kiem hiep, truyen tinh cam, wap doc truyen teen, truyen tieu thuyet, truyen kiem hiep, truyen tinh cam, wap doc truyen teen, truyen tieu thuyet, truyen kiem hiep, truyen tinh cam, wap doc truyen teen, truyen tieu thuyet, truyen kiem hiep, truyen tinh cam.